LỄ CHẠM NGÕ (XEM MẶT, DẠM NGÕ)
Tuy nhiên, do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về lễ này (do người ta ít thực hành nó trong mấy chục năm qua) nên nhận thức của người dân và thực hành của họ về lễ này còn chưa đúng. Thậm chí, những người làm công tác quản lý xã hội và văn hóa cũng chưa có sự am hiểu sâu sắc về lễ này.
Lễ chạm ngõ ngày nay cũng không theo lối xưa, chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà.
Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý.
Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền:
Thành phần tham gia:
- Nhà trai: Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có).
- Nhà gái: Cả gia đình nhà gái.
- Trang phục:
- Trai: complet
- Gái: áo dài Nếu do điều kiện không có thì mặc những bộ quần áo đẹp nhất mà mình có.
- Phương tiện đi lại:
- Ở thành phố: tốt nhất là thuê một chuyến xe con 5 chỗ (vừa đủ 4 người nhà trai đi) hoặc đi xe máy.
- Ở nông thôn: nếu xa có thể đi bằng xe máy, nếu gần: đi bộ.
- Lễ vật của nhà trai: Trầu cau và chè
- Nhưng số lượng phải tính chẵn. (Ví dụ: 2 gói chè, hai chục cau).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét