Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

3 lễ tục tiêu biểu phần 1

LỄ CHẠM NGÕ (XEM MẶT, DẠM NGÕ)

Đây là một lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Theo số liệu xã hội học, tần suất thực hiện lễ chạm ngõ ở xã hội ta hiện nay đang có xu hướng tăng. Như thế, đây là nhu cầu xã hội chứ không phải hành vi hướng cổ có tính chất chơi trội của một nhóm xã hội nào.

Tuy nhiên, do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về lễ này (do người ta ít thực hành nó trong mấy chục năm qua) nên nhận thức của người dân và thực hành của họ về lễ này còn chưa đúng. Thậm chí, những người làm công tác quản lý xã hội và văn hóa cũng chưa có sự am hiểu sâu sắc về lễ này.
 

Lễ chạm ngõ ngày nay cũng không theo lối xưa, chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà.

Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.

Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý.

Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền:

Thành phần tham gia:
  • Nhà trai: Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có).
  • Nhà gái: Cả gia đình nhà gái.
  • Trang phục:
  • Trai: complet
  • Gái: áo dài Nếu do điều kiện không có thì mặc những bộ quần áo đẹp nhất mà mình có.
  • Phương tiện đi lại:
  • Ở thành phố: tốt nhất là thuê một chuyến xe con 5 chỗ (vừa đủ 4 người nhà trai đi) hoặc đi xe máy.
  • Ở nông thôn: nếu xa có thể đi bằng xe máy, nếu gần: đi bộ.
  • Lễ vật của nhà trai: Trầu cau và chè
  • Nhưng số lượng phải tính chẵn. (Ví dụ: 2 gói chè, hai chục cau).
Đón tiếp ở nhà gái: Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Quan niệm chọn ngày cưới miền Bắc

Chọn người xem ngày cưới hỏi

Sự việc cưới xin là việc trọng đại trên hết mọi sự quan trọng, do vậy người miền Bắc thường chú trọng mọi thứ liên quan đến nó. Đặc biệt là ngày giờ diễn ra đám cưới. Họ quan niệm rằng việc này có ảnh hưởng đến sự gắn kết cả đời của cô dâu và chú rể.


Đa số, người ngoài Bắc vẫn có thói quen nhờ các thầy xem tướng số chọn ngày giúp. Có những gia đình xem ngày cưới tới cả 2-3 thầy, mỗi người lại nói một ngày khác nhau nên chọn ngày trở nên rất phức tạp. Vì thế để khắc phục mâu thuẫn, một số gia đình đã chọn cách đến chùa, nhờ đến những thầy sư lớn tuổi tìm ra một ngày đẹp với cả hai họ. Vì tin tưởng các vị cao tăng học rộng, biết nhiều về lĩnh vực ngày lành tháng tốt này. Ngoài việc thông tin đáng tin cậy, các vị sư thường không yêu cầu phải trả nhiều tiền bạc.

Cách tính ngày cưới

"Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông". Vì vậy, việc xem trước tiên là năm này, tuổi của cô dâu có cưới được hay không. Các cô dâu đều được khuyên là không cưới chồng vào những năm Kim Lâu – không tốt. Các năm Kim Lâu được tính là: tuổi của cô dâu (tính cả tuổi mụ) cộng lại và ra các con số: 1, 3, 6, 8, 9. Nếu muốn cưới vào những năm tuổi Kim Lâu thì phải qua Đông Chí.


Người ngoài Bắc thường dành việc đi xem ngày cho nhà gái rồi hai nhà gặp nhau để thông báo ngày cưới cụ thể. Tuy nhiên, nếu nhà trai cẩn thận hơn cũng có thể đi xem ngày ở một thầy khác. Nếu hai nhà xem cùng một ngày cưới là tuyệt vời nhất, ngược lại thì nhà gái được quyền quyết định. Ngày nay, cũng có nhiều đôi cô dâu, chú rể tự đi xem ngày và thông báo với cha mẹ hai bên.

Thông thường, các thầy tướng số lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp, tìm lành tránh dữ. Hai cuốn sách phổ biến đang được sử dụng là "Hoàng lịch", "Lịch vạn sự". Cách chọn ngày như sau: Dựa vào những ngày thích hợp, rồi cân nhắc đến ngày tháng năm sinh để chọn ngày thích hợp. Ngày đẹp là ngày không có sao xấu và theo nguyên tắc nam kỵ hợp, nữ kỵ xung.

Quyết định chọn ngày đám cưới

Nếu người Sài Gòn thích chọn ngày cưới vào thứ bảy, chủ nhật bởi vào ngày thường, khách đi làm còn về nhà thay đồ rất bất tiện và cập rập. Chỉ khi tổ chức cưới vào ngày nghỉ, mọi người mới có thời gian sắm sang quần áo, trang điểm thật đẹp, thật lộng lẫy đi dự tiệc cưới. Cô dâu chú rể Hà Nội lại thích thầy “phán” cho ngày tổ chức tiệc cưới vào các ngày trong tuần, nghĩa là trong các ngày mọi người đi làm. Người Hà Nội có thói quen tranh thủ dự tiệc cưới vào bữa trưa và bữa tối sau giờ hành chính.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Phong tục cưới hởi của người Huế

Người Huế chú trọng lễ nghĩa, thủ tục trong mọi trường hợp. Nghi lễ cưới xin càng quan trọng hơn khi người Huế thường làm đúng và đủ không bỏ qua một bước nào. Nếu bạn sắp làm dâu/rể người Huế thì nên tham khảo các quy trình- tập tục cưới xin thuộc vùng miền này.

Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật". 
 

Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Huế thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

phong tuc cuoi hoi cua nguoi hue, anh cuoi, nha hang tiec cuoi, cuoi hoi viet nam, chup hinh cuoi, ao cuoi, chuan bi cuoi, nghi le cuoi, cuoi hoi mien bac, phong tuc cuoi hoi, cuoi hoi mien trung

Ðối với đám hỏi, người Huế chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và tông tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong lễ cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo; không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương cầm lồng đèn hay cầm hoa.

Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phài nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ. 
 

Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật lòng nhà chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên vợ hoặc bên chồng. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình Huế giảm bớt, bằng cách khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trả lại nhà bố mẹ để thu dọn tư trang về nhà chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.

Tính cầu kỳ của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có chuyện ầm ĩ ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ giữa hai bên thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.

Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ở đám cưới Huế. Vị chủ hôn thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là người chưa có chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng được lựa chọn tùy phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đôi tân hôn có thể đưa nhau đi may áo cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt, chủ tiệm may là người còn cả vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hòa thuận.

Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau, bày cặp nến hồng trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và khi đón dâu về, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nghi lễ điển hình trong đám cưới

Bạn muốn áp dụng kịch bản cưới nào sau đây cho đám cưới của mình? Mỗi một kịch bản cưới tuy có sự khác nhau đôi chút nhưng tất cả đều nổi bật lên ngày vui trọng đại của đời bạn và sự hài lòng ấn tượng cho mỗi quan khách. 
 
Phong tục cưới hỏi

Mời bạn tham khảo một kịch bản với trình tự các bướca cho một lễ cưới vừa thú vị vừa trang trọng:

1. Mở đầu

Thời gian: 4 phút

Thực hiện: Chiếu slide hình của cô dâu & chú rể từ nhỏ đến lớn. Những kỷ niệm, từng giai đoạn... như hai đường thẳng và dần cắt nhau tại 1 điểm là khi gặp và gắn bó cùng nhau.
Âm thanh: Sau khi chiếu slide nhạc CD. Cho máy hát nhạc nhẹ nhàng để bắt đầu đốt nến...
Ánh sáng: Đồng loạt tắt đèn và thắp nến chiếu slide.

2. Chào quan khách
Thời gian: 2 phút

Thực hiện: Cha chú rể và cha cô dâu bước ra sân khấu: từ khán phòng nhìn lên sân khấu, cha chú rể sẽ xuất hiện từ bên phải và cha cô dâu từ bên trái. Cha chú rể chào và cám ơn hai họ và bạn bè thân hữu. Cha cô dâu tuyên bố bắt đầu nghi lễ và giới thiệu hai nhân vật chính...
Âm thanh: Nhạc giảm rồi tắt hẳn.

Ánh sáng: Đèn sân khấu sáng lên. 
 
Phong tục cưới hỏi

3. Giới thiệu chú rể và cô dâu
Thời gian: 5 phút

Thực hiện: Từ cửa ra vào khán phòng, mẹ cô dâu đi song song cùng con rể và mẹ chú rể đi song song cùng con dâu (dâu và rể đi bên phải mẹ). Khi đang tiến lên sân khấu, cha cô dâu giới thiệu với hai họ và quan khách. Khi đến bàn hai họ, mẹ cô dâu cùng chú rể dừng lại để mẹ chú rể trao cô dâu cho chú rể.

Hai mẹ cùng dâu rể bước lên sân khấu. Hai cha sẽ nhường chỗ cho dâu và rể đứng giữa sân khấu.

Sắp xếp vị trí theo sơ đồ dưới đây:

Âm thanh: Nhạc CD nhỏ dần khi cha chú rể tuyên bố lễ trao nhẫn.

Ánh sáng: Ánh sáng khán phòng vẫn tắt, chỉ có đèn sân khấu sáng. 
 
Phong tục cưới hỏi
Phong tục cưới hỏi
4. Nghi lễ trao nhẫn

Thời gian: 3 phút

Thực hiện: Cha chú rể tuyên bố nghi lễ trao nhẫn. Trước khi trao nhẫn, chú rể và cô dâu có thể có vài lời cho nhau.

Âm thanh: Khi cha chú rể vừa tuyên bố xong nghi lễ trao nhẫn thì bật nhạc CD với âm lượng vừa.

Khi trao nhẫn, nhạc sẽ nhỏ lại nếu chú rể và cô dâu có lời trao đổi với nhau.

Ánh sáng: Ánh sáng khán phòng vẫn tắt, chỉ có đèn sân khấu sáng.

5. Kết thúc nghi lễ
Thời gian: 3 phút

Thực hiện: Hai bên cha mẹ đứng gần lại với dâu rể và cha chú rể ngỏ lời cám ơn hai họ và thân hữu đã đến dự lễ cưới hai cháu rồi mời quan khách nhập tiệc. Sau đó hai gia đình sẽ bước xuống sân khấu theo thứ tự: (đi song song nhau) cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, hai vợ chồng. Cha mẹ chồng và cha mẹ vợ sẽ ngồi vào bàn tiệc. Cô dâu và chú rể sẽ vào phòng để thay đổi trang phục (nếu có) rồi ra tiếp khách.

Âm thanh: Khi cha chú rể dứt lời thì nhạc CD trỗi lên.

Ánh sáng: Ánh sáng khán phòng được bật và để sáng luôn cho đến lúc tàn tiệc.

Tổng cộng: 17 phút

Gửi tặng bánh cưới

Không phải là một chiếc bánh lớn với nhiều tầng như truyền thống, mà gồm nhiều chiếc bánh nhỏ xếp thành. Khi khách ra về, những chiếc bánh nhỏ sẽ trở thành 1 món quà xinh xắn mà cô dâu – chú rể gửi tặng.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Trầu cau làm đầu câu chuyện. Câu nói này có vẻ chẳng sai khi mà thời hiện đại ngày nay mọi người vẫn dung lá trầu, quả cau để nói chuyện quan trọng. Đặc biệt là trong những dịp cưới xin.

Từ thời xa xưa, miếng trầu với quả cau đã rất gần gũi với nhân dân ta, gần gũi và quen thuộc đến nỗi phương ngôn ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”... Trầu cau đã đi vào tình cảm, sinh hoạt và đời sống của người đời xưa, đi vào nhiều truyền thuyết trữ tình và kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nó là biểu hiện của niềm vui, nỗi nhớ: “Trầu này trầu quế, trầu hoa. Trầu loan, trầu phượng, trầu ta, trầu mình”, hoặc niềm luyến tiếc đau đáu: “Ba đồng một mớ trầu cay. Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”... 
 
Câu chuyện trầu cau

Miếng trầu có mặt trong mọi lễ nghi, sinh hoạt, ngày vui, ngày buồn của nhân dân ta. Cũng vì vậy mà trước đây, tất cả mọi người đều ăn trầu, đặc biệt là phụ nữ. Không phải chỉ “Ăn miếng trầu cho ấm”, “Ăn trầu cho sạch miệng” hoặc “Ăn miếng trầu cho vui” như lời mời của các cụ ngày xưa, về mặt khoa học, thành phần miếng trầu gồm: nửa lá trầu không, một miếng cau (khô hoặc tươi), một miếng vỏ và một ít vôi đủ để têm vào lá trầu. Tỷ lệ giữa trầu, cau, vôi có thể thay đổi tuỳ theo thói quen và sở thích từng cá nhân. Theo các phân tích khoa học, nước ép lá trầu có tác dụng làm tăng huyết áp ít nhiều, làm giãn mạch ngoại vi, đồng thời có tính kháng sinh. Trong y học dân tộc lá trầu là một vị thuốc quý được nhân dân ta dùng để chữa nhiều bệnh từ việc đánh gió cảm mạo, đến chữa bỏng, rửa vết thương chữa mụn nhọt và nhiều bệnh viêm nhiễm khác. Theo các tài liệu nghiên cứu, trong hạt cau có nhiều chất, khoảng 15% tanin, 14% chất dầu, 2% các muối khoáng và những ancaloit, trong đó có chất Arêconin (C6H13NO2): chất này chứa gần 0,5% trong hạt cau.
 
Phong tục cưới hỏi
 
Arêcôlin giống như Pelêtinin, Pilôcacpin, Muscarin.Đó là một chất làm tiết nước bọt mạnh, làm co đồng tử, có tính kích thích thần kinh phó giao cảm.

Theo dược tính nói trên thì ăn trầu với một miếng cau khoảng 1g, số lượng Arêcôlin có thể cao tới 5mg, và nếu đúng như vậy thì có thể xảy ra tai biến, nhất là với các bà ăn trầu luôn miệng. Nhưng thực tế không có chuyện nào không hay xảy ra cả. Có thể do quá trình biến đổi hoá học đã xảy ra ngay trong miệng người ăn, nghĩa là trong một môi trường kiềm và nước bọt, dưới tác dụng nghiền giã của răng hoặc cối giã trầu cau.

Thí nghiệm cho thấy tuy Arêcôlin tan trong nước và nước bọt, nhưng nếu ở trong môi trường có vôi nó sẽ biến thành chất Arêcaidin không độc mà chỉ có tác dụng hưng phấn. Như vậy rõ ràng nhai trầu đem lại tác dụng hưng phấn và cũng như vậy nhiều người thích nhai trầu, nghiện ăn trầu. Tính hưng phấn này có được là cả một quá trình khắc phục tính tương kỵ một bên là của lá trầu vị cay có tác dụng làm tăng áp và một bên cau có Arêcôlin có tính làm hạ áp để chỉ còn giữ lại vị cay nồng đậm đà của miếng trầu và biến chất Arêcôlin thành Arêcaidin gây hưng phấn cho người sử dụng.

Phong tục ngày cưới 3 miền của Việt Nam



Mỗi vùng miền đều có một đặc trưng cưới hỏi riêng mà nếu tìm hiểu quá chắc chắn sẽ rất thú vị. Miền Bắc, miền Trung, miền Nam mỗi miền sẽ có cái hay riêng và nếu cô dâu chú rể nào thuộc hai miền khác nhau thì có thể sẽ có một nghi lễ cưới cực kỳ ấn tượng.
Lễ cưới miền Bắc
Nghi lễ cưới ở miền Bắc phải giữ 3 lễ:
Dạm ngõ: là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái, được xem là thủ tục cần thiết để "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu tiến tới chuyện hôn nhân.
Lễ ăn hỏi: Gia đình dù giàu hay nghèo cũng không thể thiếu cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội  phải có cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả, ngoài cốm, hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của các vùng như: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá... Thông thường ăn hỏi gồm có 3 lễ: đàng nội, đàng ngoại, tại gia.
Lễ cưới: Sau khi ăn hỏi khoảng 10 ngày, lễ cưới được tổ chức. Ngày xưa, lễ rước dâu có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có, địa vị trong làng xã. Khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước khi cưới 1 ngày.Ðám cưới bắt đầu bằng thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại.
Phong tục cưới hỏi
Trong lễ đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Sau đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).
Lễ cuới miền Trung
Quy trình tổ chức lễ cưới ở miền Trung cũng có đủ các bước từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến vu quy. Đám cưới miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".
Trước khi chuẩn bị lễ hỏi, cưới, người ta thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn được ngày giờ đẹp, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

Ðối với đám hỏi, người miền Trung chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và họ hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới có các lễ: xin giờ, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người miền Trung không có tục thách cưới. Lễ vật tối thiểu chỉ gồm: mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo, không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở miền Trung thường có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ thường là một trai, một gái tuổi tương đương cầm đèn hay cầm hoa đi trước
Phong tục cưới hỏi miền trung
Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái không đi cùng mà hôm sau mới sang nhà trai với ý nghĩa xem con gái ngày đầu về làm dâu có gì phật lòng nhà chồng không. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình.
Trong phòng tân hôn phải có: một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Rượu giao bôi theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.
Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình miền Trung giảm bớt. Khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác, tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trở về nhà bố mẹ đẻ để thu dọn tư trang, bắt đầu cuộc sống mới tại nhà chồng.
Tính cầu kỳ của người miền Trung tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không ầm ĩ, ồn ào, thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên rất cầu kỳ và không bỏ sót.Vị chủ hôn thường là cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu, phù rể là người chưa có chồng, vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn.
Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Khi đón dâu, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.
Lễ Cưới Miền Nam
Lễ cưới tại miền Nam vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, khác với phong tục miền Bắc, trong miền Nam, nếu hai gia đình ở cách xa nhau thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại.
Hôn lễ được cử hành ngay tại gia đình, trong một không gian nghiêm trang và sạch sẽ. Thông thường các nghi lễ sẽ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, có người làm mai đi đầu, có một vị trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người. Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái.
Phong tục cưới hỏi miền nam
Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới. Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.
Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Trưởng tộc họ nhà gái tuyên bố: “Xin làm lễ lên đèn”, cô dâu chú rể tự tay đốt nến từ ngọn lửa của đèn trứng vịt nhỏ trên bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Trưởng tộc khui một chai rượu trong số lễ vật mà nhà trai đem đến và đứng phía trước chính giữa bàn thờ, cô dâu chú rể đứng hai bên, im lặng. Sau đó cô dâu chú rể cắm đèn vào chân đèn. Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Sau đó người trưởng tộc sẽ đưa đèn cho hai người trợ lý cắm vào chân đèn. Hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau, nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng, sau này cô dâu sẽ “ăn hiếp” chồng.

Sau đó là lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai họ đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, đầu tiên là lễ “ông bà quá vãng” – cùng làm lễ trước bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân - cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.